Uống nước lạnh bị buốt răng là hiện tượng nhiều người gặp phải, dù răng nướu không gặp phải vấn đề gì. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? cách điều trị như thế nào, có cần phải đi khám không? Hãy cùng nha khoa Lâm Gia tìm hiểu ngay sau đây.
1. Vì sao uống nước lạnh bị ê buốt răng?
1.1. Các bệnh lý răng miệng
Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy, tụt nướu… là những nguyên nhân hàng đầu, cũng như khi gặp các yếu tố kích thích khác như đồ cay nóng, đồ có gas…. Các bệnh lý này nếu không sớm được điều trị kịp thời có thể khiến răng nướu bị sưng, đau nhức, thậm chí đau buốt lên óc khi gặp các tác nhân kích thích.
1.2. Răng bị sứt mẻ
Răng bị sứt mẻ bị ê buốt do chấn thương, va đập hay nhiều tác nhân khác có thể khiến làm lộ lớp ngà răng hoặc tủy răng. Hai bộ phận này rất nhạy cảm với các tác nhân kích thích như sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột.
1.3. Sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa
Lấy cao răng, tẩy trắng răng, niềng răng… đều khiến cho răng nướu trở nên nhạy cảm hơn. Tuy nhiên đây là những biểu hiện bình thường do răng nướu vừa bị tác động, không phải là bệnh lý. Vì thế, tiến hành các thủ thuật nha khoa khoảng 2 – 3 ngày, các cơn ê buốt sẽ chấm dứt.
1.4. Nghiến răng
Răng nhạy cảm với nước lạnh cũng là hiện tượng thường gặp nếu bạn có thói quen nghiến răng thường xuyên. Tật nghiến răng có thể không thể kiểm soát được, vì nhiều người vô thức nghiến răng trong lúc ngủ hoặc căng thẳng. Hậu quả khiến lớp men răng bị mài mòn, trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị buốt khi tiếp xúc với đồ lạnh.
2. Cách giảm ê buốt răng khi uống nước lạnh
2.1. Hạn chế uống nước lạnh
Việc đầu tiên cần phải thực hiện đó là hạn chế uống nước lạnh. Thay vào đó, bạn nên uống nước ấm để bảo vệ răng nướu được tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm lạnh như kem, chè, đá lạnh…. để tránh tình trạng buốt răng trở nên trầm trọng hơn.
2.2. Dùng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm
Các loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm không có chứa các thành phần gây kích ứng răng. Nhờ đó có thể làm dịu các cơn ê buốt răng hiệu quả. Trong số các sản phẩm chăm sóc răng miệng dành cho răng nhạy cảm trên thị trường hiện nay, kem đánh răng nha khoa Lâm Gia là sản phẩm được các nha sĩ khuyên dùng nhiều nhất.
2.3. Thay đổi thói quen ăn uống
Bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, để cải thiện tình trạng buốt nhức. Hãy bổ sung nhiều hơn nguồn thực phẩm giàu canxi để bồi đắp sức mạnh cho men răng, như bông cải xanh, súp lơ, các loại thịt cá, tôm, hạnh nhân, hạt điều…
Bên cạnh đó, hãy cẩn trọng với những đồ ăn sau:
- Đồ ăn, nước uống quá nóng hoặc quá lạnh
- Đồ ăn nhiều axit: các loại hoa quả chua, nước ngọt có gas…
- Những đồ ăn cứng hoặc bề mặt sắc nhọn, khó nhai
- Đồ ăn ngọt – tác nhân khiến vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh mẽ
2.4. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để bảo vệ tối đa lớp men răng, ngăn ngừa ê buốt răng. Khi vệ sinh răng miệng, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Khi chải răng hãy thật nhẹ nhàng để không làm tổn thương men răng và lợi. Đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với mặt răng và di chuyển nhẹ nhàng theo hình vòng tròn để loại bỏ sạch các mảng bám trên răng.
- Nên đánh răng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, không đánh răng quá lâu, mỗi lần chải răng bạn nên thực hiện khoảng 2 – 3 phút.
- Không chải răng ngay sau ăn vì có thể gây tổn hại men răng. Chuyên gia khuyên rằng thời gian hợp lý để đánh răng là sau bữa ăn 30 phút.
- Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để giúp giảm kích ứng răng nướu.
2.5. Áp dụng một số mẹo dân gian
Trong dân gian có một số mẹo trị ê buốt răng rất tốt, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Tỏi: Lấy 1 tép tỏi tươi rồi bóc vỏ, giã nát với một ít muối. Sau đó đắp lên vị trí bị ê buốt khoảng 10 phút. Bạn có thể súc miệng lại với nước hoặc không.
- Trà xanh: Cho một nắm trà xanh vào nồi nước, đun sôi với một ít nước. Đợi hỗn hợp nguội bớt thì dùng để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút. Sau đó có thể súc miệng lại với nước hoặc không.
- Đinh hương: Nhỏ 1 – 2 giọt đinh hương vào tăm bông, rồi chấm nhẹ vào vùng răng bị ê buốt.
- Rượu cau: Hạt cau bổ đôi hoặc bổ 4 rồi cho vào bình thủy tinh. Sau đó cho rượu vào ngập hạt cau, đậy nắp kín và đợi khoảng 30 ngày. Khi rượu cau chuyển sang màu cánh gián thì có thể dùng để súc miệng. Mỗi ngày súc miệng 2 lần, mỗi lần khoảng 15 phút rồi nhổ bỏ.
3. Uống nước lạnh bị buốt răng khi nào nên đi khám?
Nếu tình trạng ê buốt răng kéo dài, đã áp dụng những cách trên nhưng không thuyên giảm. Thì sau khoảng 5 – 7 ngày, bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám. Vì lúc này, có thể răng nướu đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn, cần phải được can thiệp bằng nha khoa mới chấm dứt được hiện tượng ê buốt.
Bạn không nên chủ quan để tình trạng ê buốt kéo dài, vì đây có thể dẫn đến những bệnh lý răng nướu nặng hơn.
Hi vọng bài viết trên của nha khoa Lâm Gia đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về vấn đề ê buốt răng khi uống nước lạnh. Nếu có thêm những băn khoăn, lo lắng về tình trạng này. Hãy để lại câu hỏi dưới bài viết này, nha khoa Lâm Gia sẽ giải đáp giúp bạn.